NGHĨA VỤ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động được quy định như thế nào?


1. Khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ là chính sách phúc lợi hay nghĩa vụ của người sử dụng lao động?


Căn cứ Khoản 1 Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì :

"Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động ; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần."
NGHĨA VỤ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG



Như vậy, việc tổ chức khám sức khỏe ít nhất 1 lần trong 1 năm là nghĩa vụ bắt buộc đối với người sử dụng lao động, nhằm đảm bảo điều kiện lao động chứ không phải là một chính sách ưu đãi hay phúc lợi cho người lao động.

2. Không khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ có bị phạt không?


Căn cứ Khoản 2 Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

"2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động không muốn khám."

Như vậy, người sử dụng lao động sẽ bị phạt với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với mỗi người lao động chưa được khám sức khỏe nhưng mức phạt tối đa là 75.000.000 đồng



from Kiểm Toán 3M https://ift.tt/2XIKEI3

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những yêu cầu đối với BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THEO THÔNG TƯ 133 VÀ THÔNG TƯ 200

7 NGUYÊN TẮC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO THÔNG TƯ 200