PHÂN TÍCH TT 48/2019/TT-BTC (PHẦN 1)

Dự phòng nợ phải thu khó dòi theo quy định tại Thông tư 48/2019/TT - BTC


Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là giúp BCTC Doanh nghiệp phản ảnh đúng khả năng thu hồi của khoản phải thu, giúp các bên sử dụng BCTC đánh giá đúng tài sản nguồn vốn, kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp, bên cạnh đó khoản dự phòng này nếu khéo léo xử lý, hoàn toàn được CQT chấp nhận là chi phí được trừ và giảm nghĩa vụ thuế TNDN, cụ thể:

Giả định: Trong năm 2019, Doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế: 10 tỷ và có 1 khoản phải thu khó đòi 5 tỷ do Khách hàng này đã phá sản

Thay vì phải nộp thuế TNDN năm 2019: 10 tỷ x 20% = 2 tỷ thì Doanh nghiệp có thể vận dụng để trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi tối đa 5 tỷ với Khách hàng trên, hạch toán vào chi phí quản lý 5 tỷ, việc này giúp giảm lợi nhuận 5 tỷ và giảm nghĩa vụ thuế TNDN: 5 tỷ x 20% = 1 tỷ

Việc này thực ra đã được quy định và hướng dẫn từ khi Thông tư 228/2009/TT - BTC ban hành, nhưng việc áp dụng TT 228 có 1 số quy định Doanh nghiệp không thể thực hiện được do điều kiện khắt khe và chưa phù hợp thực tế: “Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác” (trích 1 điều 6 Thông tư 228/2009) ==>> Khách hàng đã bỏ trốn, giải thể, phá sản hoặc không muốn trả nợ thử hỏi có thể đối chiếu xác nhận được với Chủ nợ của mình không???

Năm 2019, sửa đổi điều kiện cũ với quy định tại điểm a, khoản 1, điều 6 Thông tư 48/2019/TT - BTC: “...Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát)...”
PHÂN TÍCH TT 48/2019/TT-BTC (PHẦN 1)



Việc này giúp Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thực hiện lưu trữ hồ sơ và có kế hoạch trích lập dự phòng nợ phải thu mà không phụ thuộc vào Khách hàng!

Do vậy, chúng tôi đề xuất các Doanh nghiệp có các khoản nợ phải thu khó đòi (quá hạn hoặc chưa quá hạn nhưng không có khả năng thu hồi) thì nên thực hiện ngay việc đối chiếu công nợ, gửi thư xác nhận và đối chiếu, đề nghị thanh toán như hướng dẫn nêu trên, như vậy Doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm xử lý khoản nợ này vào chi phí được trừ

Tất nhiên điểm nổi bật nêu trên không phải là điều kiện duy nhất, chúng tôi chỉ trình bày điểm mấu chốt giúp Doanh nghiệp thực hiện văn bản 48/2019 này, do vậy trong quá trình áp dụng nếu có vướng mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ:


from Kiểm Toán 3M https://ift.tt/3bY4K4M

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những yêu cầu đối với BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THEO THÔNG TƯ 133 VÀ THÔNG TƯ 200

7 NGUYÊN TẮC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO THÔNG TƯ 200