THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ

Các bạn kế toán mới vào nghề thường thắc mắc các khoản chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN, tuy nhiên trong hoạt động của Doanh nghiệp có rất nhiều chi phí từ thường xuyên đến không thường xuyên, từ bé đến lớn, do vậy để giải đáp được ngọn ngành vấn đề này, các bạn chỉ cần lưu ý: ....

Các bạn kế toán mới vào nghề thường thắc mắc các khoản chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN, tuy nhiên trong hoạt động của Doanh nghiệp có rất nhiều chi phí từ thường xuyên đến không thường xuyên, từ bé đến lớn, do vậy để giải đáp được ngọn ngành vấn đề này, các bạn chỉ cần lưu ý:
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ



Khi xác định chi phí được trừ, trước tiên cần xác định Điều kiện “cần”:

Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) - khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Ngoài 3 điều kiện trên, khoản chi của DN đáp ứng Điều kiện “đủ”:

37 khoản chi chi tiết được hướng dẫn tại Văn bản số 11/2017/VBHN - BTC ngày 15 tháng 05 năm 2017 (gồm: chi phí xử lý tổn thất; chi phí tiêu hao nguyên vật liệu; chi phí khấu hao; chi phí lương thưởng; chi phí thuê tài sản; chi phí công tác phí; chi phí lãi vay; chi phí trích lập dự phòng …)

Do vậy, với kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, trước khi các bạn hỏi chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí thuê nhà, chi phí mua máy tính ….và muôn vàn chi phí khác có được CQT chấp nhận là chi phí được trừ hay không, trước tiên các bạn phải tự xác định điều kiện cần, ví dụ khoản chi tiếp khách này có phục vụ sản xuất kinh doanh? Chi tiếp khách có hóa đơn hợp pháp không, chi tiếp khách bao nhiêu tiền, nếu hơn 20 triệu có thanh toán không dùng tiền mặt, tự mỗi bạn phải trả lời được 3 vấn đề này sau đó mới xem lại khoản chi này có nằm trong danh sách 37 khoản chi được nêu rõ trong văn bản nêu trên không?

Hy vọng với nguyên tắc xác định điều kiện cần và đủ nêu trên, các bạn sẽ một phần nào tự giải đáp được các khoản chi nào được trừ và không được trừ, giúp tư vấn tốt hơn cho Ban Giám đốc, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận tính thuế của Doanh nghiệp.


from Kiểm Toán 3M https://ift.tt/3kfRJrM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những yêu cầu đối với BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THEO THÔNG TƯ 133 VÀ THÔNG TƯ 200

7 NGUYÊN TẮC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO THÔNG TƯ 200